Hiển thị tất cả 6 kết quả
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Chùa Một Cột là một trong nhũng ngôi chùa lâu đời của Hà Nội, được xây dựng từ thời nhà Lý khi mà Phật Giáo phát triển mạnh mẽ và gắn liền với đời sống.
Lịch sử ngôi chùa gắn liền với triều đại Lý,Trần- Lê- Nguyễn và những thăng trầm lịch sử của thủ đô trong hơn 900 năm qua. Cùng Mỹ Nghệ Đăng Minh tìm hiểu qua về lịch sử trong bài viết dưới đây
Lịch sử Chùa Một Cột
Chùa Một Cột Xây dựng dưới thời nào ?
Chùa được xây dựng dưới triều đại vua Lý Thái Tông vào năm Sùng Hưng Bảo thứ nhất năm 1049 dưới tiết đông của tháng 10.
Tương truyền rằng, một đêm nọ vua Lý Thái Tông nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm dắt vua lên tòa sen ngồi. Hôm sau, nhà vua kể lại cho quan lại và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng một ngôi chùa với một cột đá chống, trên cột đá xây một tòa sen cho Phật Bà Quan Âm ngồi như giấc mộng. Chùa được tên là Liên Hoa Đài nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu.
Đến thời vua Lê Thánh Tông, chùa được sửa và hoàn thiện với việc đào hồ Liên Hoa Đài, xây hành lang quanh hồ, bắc cầu vồng đế đi qua đi lại,…
Đến thời vua Lê Trung Hưng, tòa Liên Hoa Đài xuống cấp trầm trọng, trở thành nơi hoang tàn, cây cầu cũng bị phá. Mãi đến thời nhà Nguyễn, Chúa mới trùng tu lại, hai đợt trùng tu chùa Một Cột vào khoảng những năm 1840 – 1850, và vào năm 1922.
Đến thời Pháp thuộc, khi Pháp rút khỏi Hà Nội sau khi thua trận đã cho đặt mìn phá bỏ Chùa Một Cột . Ngôi Chùa ngày nay là kết quả của một đợt trùng tu lớn của Bộ Văn Hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau khi tiếp quản Hà Nội năm 1955. Chùa được xây dựng lại theo đúng kiến trúc cũ dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Dù không giữ nguyên được nguyên bản các phong cách như thời Lý, Trần xưa nhưng vẫn giữ được phong cách một cột độc đáo.
Ý nghĩa lịch sử Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Thủ Đô Hà Nội. Ngôi chùa còn là biểu tượng của trí tuệ, mang triết lý nhân văn sâu sắc, hướng tới chân thiên mỹ trong cuộc sống. Không chỉ là nhân chứng lịch sử mà nó còn mang giá trị văn hóa của cả một dân tộc.